Logistics

1. Giới thiệu chương trình đào tạo

 

  • - Chương trình đào tạo ngành Logistics cung cấp cho sinh viên những kiến ​​thức toàn diện và kỹ năng về công nghệ liên quan đến các hoạt động chuỗi cung ứng. Nội dung được xây dựng sát với thực tế, giúp người học tiếp cận nhanh với thực tiễn nghề và đáp ứng tốt nhu cầu của nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ thuộc ngành Logistics.
  • - Người học được cung cấp các kiến thức cốt lõi liên quan đến các hoạt động của chuỗi cung ứng, bao gồm lập kế hoạch nhu cầu, mua hàng, kiểm soát hàng tồn kho, xử lý vật liệu, vận chuyển, kho bãi, các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu. Các kiến thức chuyên môn trọng tâm như: Logistics và chuỗi cung ứng; Hàng hóa trong vận tải; Nghiệp vụ ngoại thương, Vận tải và bảo hiểm; Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và thực tế Cảng; Quản lý kho hàng bến bãi; Thanh toán quốc tế; Quản trị bán hàng và kênh phân phối;Thương mại điện tử; Thực hành khai báo hải quan; Chứng từ thương mại; Ngoại ngữ chuyên ngành; ....

 

2. Ưu điểm chương trình đào tạo:

 

  • - Đào tạo nhân sự chất lượng cao cho các doanh nghiệp Logistics.
  • - Chương trình học gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Các môn thực hành được học tại trung tâm mô phỏng gồm đầy đủ các trang thiết bị dạy học tiên tiến.
  • - Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, từng làm việc tại các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp dịch vụ Logistics.
  • - Ngoài ra, trong khóa học sinh viên còn được học thực hành tại Tân Cảng Cát Lái với hệ thống ngữ cảnh mô phỏng TCS, ngữ cảnh DC Incoming và ngữ cảnh Outgoing rất hiện đại.

 

3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

 

Các công việc trong ngành Logistics rất đa dạng và đầy thử thách. Sinh viên tốt nghiệp ngành này ra có thể lựa chọn những vị trí làm việc phù hợp với năng lực cũng như sở thích của bản thân:

  • 📌Nhân viên kho vận ( Warehouse staff):

Các công việc chủ yếu như tiếp nhận, quản lý đơn hàng, sắp xếp lịch giao hàng khoa học, hợp lý nhằm đảm bảo giao đúng thời hạn và tiết kiệm chi phí; Quản lý hoạt động vận chuyển, bốc xếp và giao nhận hàng hóa; Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa từ lúc xuất kho đến khi giao cho khách hàng.

  • 📌Nhân viên kinh doanh (Logistics Staff):

Đây là một công việc rất thú vị, đòi hỏi sinh viên cần có khả năng cao về ngoại ngữ. Công việc cụ thể là bán hàng- bán dịch vụ vận chuyển, phải đảm bảo tạo ra doanh thu và duy trì uy tín của doanh nghiệp.

  • 📌Nhân viên chứng từ (Document staff):

Công việc chính là soạn thảo và xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu như: hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, giấy báo hàng đến,chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O,... 

  • 📌Nhân viên cảng/ điều phối container:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics có thể làm việc ở các ga cảng hàng không/ hàng hải. Với vị trí làm việc này, công việc chủ yếu sẽ là điều phối bố trí phương tiện ra vào cảng hợp lý; kiểm soát các thiết bị cũng như công cụ xếp dỡ hàng hóa ở ga/cảng đảm bảo an toàn lao động,...

  • 📌Chuyên viên thu mua (Purchasing staff)

 Với loại hình doanh nghiệp sản xuất sẽ có vị trí việc làm này, phần lớn ở các khu công nghiệp và khu chế xuất. Nhiệm vụ của nhân viên thu mua là phải đảm bảo nguồn nguyên liệu được mua từ những nhà cung cấp uy tín với mức giá tốt nhất và thời gian giao hàng hợp lý. Công việc chính là lập kế hoạch sản xuất, theo dõi tình trạng đơn hàng và chi phí mua hàng,...

  • 📌Nhân viên giao nhận (Forwarder):

Đây là vị trí làm việc phù hợp với những ai thích làm việc chủ yếu là tác nghiệp hiện trường, tiếp xúc với hãng tàu, Cảng hàng không/Cảng biển, đại lý, cơ quan hải quan,...Vì tính chất của công việc nên thời gian làm việc cho vị trí này khá linh hoạt và không theo khung thời gian cố định mà theo từng lô hàng cụ thể.

  • 📌Nhân viên hải quan (Customs Clerk)

Trách nhiệm chính của nhân viên hải quan là đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa xuất nhập khẩu và đảm bảo hàng hóa tại cảng lưu thông thuận lợi, không bị ùn ứ. Công việc này đòi hỏi người làm phải có năng lực chuyên môn cao nhưng đổi lại sẽ nhận được mức thu nhập rất tốt. Chính vì vậy đây là công việc thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ.

  • 📌Chuyên viên thanh toán quốc tế

Công việc chính của chuyên viên thanh toán quốc tế là hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, như: mở L/C, chuyển T/T, kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ… Vị trí này đòi hỏi sinh viên cần phải trang bị kiến thức chuyên môn của ngành cũng như giỏi tiếng Anh và hiểu rõ các tiêu chuẩn, nguyên tắc quốc tế về thương mại.

  • 📌Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service)

Công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng ngành logistics là tư vấn, cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách hàng và theo dõi tình trạng hàng hóa để cập nhật cho khách hàng.cụ thể như Cung cấp cho khách hàng các tài liệu cần thiết; Xử lý nhanh chóng và hiệu quả các yêu cầu của khách hàng; Thông báo tình trạng vận chuyển hàng hóa cho khách hàng; Theo dõi sát các đơn hàng lớn và nhanh chóng giải quyết các yêu cầu của khách hàng,...

Media/1_HITCTS/FolderFunc/202312/Images/logistics-3-20231221030107-e.png
Media/1_HITCTS/FolderFunc/202312/Images/logistics-4-20231221030108-e.png

Xem thêm

toogle