Công Nghệ May

1. Giới thiệu chương trình đào tạo

Ngành công nghệ may là một ngành kỹ thuật trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực may mặc. Ngành công nghệ may liên quan đến quy trình sản xuất các loại sản phẩm quần áo. Sinh viên vừa học lý thuyết vừa học thực hành, học may lắp hoàn thiện các sản phẩm từ đơn giản đến cao cấp, học về quy trình công nghệ trong ngành may, thiết kế và phát triển sản phẩm, hiểu về nguyên vật liệu may, quản lý sản xuất, quản lý đơn hàng, các phần mềm ứng dụng trong ngành may,…. chương trình tập trung vào đào tạo nghề cho sinh viên.

  • - Nhận biết, kiểm tra, lựa chọn được nguyên phụ liệu phù hợp với sản phẩm may và qui trình công nghệ gia công sản phẩm.
  • - Sử dụng, vận hành được các loại máy may công nghiệp, cập nhật được những tiến bộ về công nghệ tự động hóa trong sản xuất phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ.
  • - Tính toán và dựng được hình các chi tiết thiết kế các kiểu quần áo từ số đo lấy trên cơ thể người hoặc từ thông số trong bảng hệ thống cỡ số bằng dụng cụ vẽ hoặc phần mềm chuyên dùng trên máy vi tính và cắt được các chi tiết bán thành phẩm.
  • - Tính toán, dựng hình, cắt và nhảy mẫu được các chi tiết để thiết kế bộ mẫu mỏng của mã hàng các loại sản phẩm may mặc theo tài liệu kỹ thuật công nghệ hoặc sản phẩm mẫu đúng thao tác và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • - Ghép được tỷ lệ cỡ vóc để xây dựng tác nghiệp cắt, giác được sơ đồ theo bảng ghép tỷ lệ cỡ vóc và tính được định mức nguyên phụ liệu mã hàng trong sản xuất.
  • - Xây dựng được tiêu chuẩn kỹ thuật và bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu cho một mã hàng.
  • - Xây dựng được qui trình may, lập được sơ đồ nhánh cây và thiết kế, cân đối được dây chuyền sản xuất sản phẩm may mặc từ việc khảo sát các yếu tố liên quan đến qui trình.
  • - Trải, cắt vải; may và hoàn tất được sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • - Thiết kế được công việc và lập được kế hoạch sản xuất để thực hiện hợp đồng đơn hàng.
  • - Kiểm tra, kiểm soát được chất lượng nguyên phụ liệu; năng suất, chất lượng sản phẩm và tiến độ thực hiện đơn hàng suốt quá trình chuẩn bị, cắt, may và hoàn tất sản phẩm.

2. Ưu điểm chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành công nghệ may cung cấp:

  • - Kiến thức cơ bản về quy trình dự đoán xu hướng thời trang, về mỹ thuật trang phục, các yếu tố cơ bản trong mỹ thuật tạo hình và kiến thức cơ bản về sáng tác, phác họa mẫu sản phẩm may thời trang, bộ sưu tập sản phẩm thời trang
  • - Kiến thức chuyên môn: Chương trình cung cấp cho sinh viên kiến thức về quy trình sản xuất, công nghệ và kỹ thuật liên quan đến ngành may. Sinh viên sẽ được học cách thiết kế, cắt may và hoàn thiện các sản phẩm may mặc như sơ mi, quần tây, váy, đầm, jacket, veston và cả trang phục truyền thống (bà ba, áo dài). Điều này giúp sinh viên nắm vững các kỹ năng và quy trình làm việc trong ngành công nghiệp may mặc
  • - Sáng tạo và thiết kế: Ngành công nghệ may không chỉ là về việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm may mặc, mà còn cung cấp cơ hội để sinh viên thể hiện sự sáng tạo và khả năng thiết kế. Sinh viên có thể tham gia vào quá trình thiết kế, tạo ra nhiều mẫu mới
  • - Tiềm năng: Công nghệ may là một ngành công nghiệp lớn và phát triển, do đó sinh viên có cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp rất cao.
  • - Đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao, nắm vững quy trình sản xuất trong ngành may

Một số hình ảnh về các hoạt động ngoại khóa của sinh viên ngành công nghệ may

Media/1_HITCTS/FolderFunc/202312/Images/maysv-20231220031016-e.jpg

Tổ chức gian hàng ngày sinh viên nhập học

Media/1_HITCTS/FolderFunc/202312/Images/mayvetranh-20231220030825-e.jpg

Sinh viên thi vẽ tranh

Media/1_HITCTS/FolderFunc/202312/Images/maysangtacmau-20231220030824-e.jpg

Sinh viên học môn sáng tác mẫu

Media/1_HITCTS/FolderFunc/202312/Images/maygiainhi-20231220031016-e.jpg

Sinh viên đạt giải nhì hội thi giỏi nghề thành phố

Media/1_HITCTS/FolderFunc/202312/Images/maytrangphuc-20231220030824-e.jpg

Sản phẩm sinh viên tự thiết kế, may, mặc môn trang phục truyền thống

 

3. Cơ hội nghề nghiệp (hoặc vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp)

Sau khi tốt nghiệp: Ngành công nghệ may có nhu cầu lớn về lao động. Khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành công nghệ may, sinh viên có thể làm việc trong các công ty may mặc, công ty thiết kế thời trang, trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, hay tự mở cửa hàng và kinh doanh về thời trang, may mặc. Có năng lực đáp ứng các yêu cầu và vị trí công việc sau:

- Nhân viên kho nguyên phụ liệu.

- Nhân viên phòng kỹ thuật, công nghệ: thiết kế rập, may mẫu, giác sơ đồ, định mức (nguyên phụ liệu, thời gian), viết quy trình, xây dựng tài liệu kỹ thuật, thiết kế chuyền...

- Nhân viên kỹ thuật trên chuyền may.

- Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm trên chuyền, phòng QC.

- Nhân viên quản lý đơn hàng.

- Có khả năng tự bồi dưỡng để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: Công nghệ may hàng dệt kim, Thiết kế thời trang.

Ngoài ra, người học có khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức chuyên môn ngành Công nghệ may hoặc liên thông đại học, sau đại học để nắm giữ các vị trí quản lý trong doanh nghiệp như:

- Tổ trưởng sản xuất, Chuyền trưởng.

- Trưởng phòng Kỹ thuật.

- Trưởng phòng Công nghệ.

- Trưởng phòng QC.

- Quản đốc xưởng Cắt.

- Quản đốc xưởng May.

- Quản đốc xưởng Hoàn tất.

Xem thêm

Liên kết doanh nghiệp

toogle