Trong thời đại công nghệ số, sự phát triển của mạng lưới Internet và công nghệ truyền thông trở thành yếu tố cốt lõi, giúp kết nối toàn cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với sự ra đời của công nghệ 5G và Internet tốc độ cao, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, truyền thông trở thành một trong những ngành học được quan tâm và ưu tiên hàng đầu.
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông thực hiện các công việc trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp như: Thiết kế, lắp ráp mạch điện tử; Lắp đặt, cấu hình thiết bị điện tử, mạng máy tính và truyền thông; Lắp đặt hệ thống an ninh, báo động cơ bản; Sửa chữa, khắc phục sự cố thiết bị điện tử, truyền thông; Vận hành, bảo trì hệ thống điện tử, truyền thông; Phát triển chương trình, giải pháp kỹ thuật cho thiết bị điện tử; Cung ứng dịch vụ điện tử, truyền thông. Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại nơi làm việc như phân xưởng sản xuất trong nhà máy, các tòa nhà hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc có thể tự mở cửa hàng, trung tâm bảo trì.
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, truyền thông có một số ưu điểm nổi bật như:
- Cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn như lắp ráp thiết bị điện tử, viễn thông, thiết kế và lắp ráp mạch điện tử, bảo trì và sửa chữa thiết bị. Đặc biệt, thi công lắp đặt mạng Internet, mạng truyền thông và camera an ninh.
- Tiếp cận công nghệ hiện đại: Sinh viên sẽ được đào tạo để làm chủ các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, từ các hệ thống viễn thông, mạng Internet đến các thiết bị điện tử thông minh.
- Phát triển kỹ năng thực tiễn: Sinh viên sẽ có cơ hội làm việc với các thiết bị, hệ thống thực tế, giúp nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm thực tế, chuẩn bị sẵn sàng cho công việc sau này.
- Tương lai ổn định: Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số hóa, ngành này không chỉ cung cấp môi trường làm việc đa dạng mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm giúp bạn xây dựng một tương lai phát triển và ổn định.
Chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ Kỹ thuật điện tử truyền thông Trường Cao đẳng Công Thương Tp.HCM đào tạo sinh viên sau khi tốt nghiệp trở thành kỹ sư thực hành có kiến thức lý thuyết chuyên sâu, tay nghề thực hành thành thạo, đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Kỹ sư thực hành công nghệ Kỹ thuật điện tử, truyền thông có đủ khả năng ứng dụng lý thuyết và kỹ năng thực hành lắp ráp, kiểm tra các loại mô hình hệ thống Mạng LAN, WAN, hệ thống thông tin di động, mạng máy tính. Có khả năng bảo trì, thi công, quản lý hệ thống tổng đài viễn thông, mạng máy tính. Biết sử dụng các thiết bị chuyên dụng viễn thông, các phần mềm phụ trợ như Proteus, Altium, ngôn ngữ lập trình, thiết kế mạch … .
Với kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng Anh chuyên ngành được đào tạo, kỹ sư thực hành tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông có khả năng đọc hiểu tài liệu tiếng anh chuyên ngành, giao tiếp tiếng anh cơ bản với các chuyên gia nước ngoài, thực hiện các dự án công nghệ mới trong lĩnh vực viễn thông.
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, truyền thông, người học có thể đáp ứng các khả năng sau:
- Thi công thuần thục các hệ thống điện tử truyền thông thông dụng như mạng viễn thông nội bộ, mạng ngoại vi, đường dây truyền dẫn (cáp quang, cáp đồng trục ...), các thiết bị điều chế - giải điều chế, các thiết bị thu phát vô tuyến.
- Phân tích đúng nguyên nhân các hư hỏng và sửa chữa đúng các hư hỏng phần cứng trong các thiết bị điện tử, truyền thông.
- Vẽ được mạch mô phỏng và mạch in của các mạch điện tử cơ bản bằng một trong các phần mềm thiết kế mạch như OrCad, Altium,...
- Sử dụng thành thạo các thiết bị đo lường, các dụng cụ điện, điện tử cầm tay của ngành trong thực hiện công việc.
- Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng được một số thiết bị (phần cứng và phần mềm) và hệ thống điện tử truyền thông, mạng viễn thông nội bộ, các thiết bị điện tử và mạng máy tính.
- Xây dựng được quy trình, tổ chức lắp đặt, hướng dẫn khai khác, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị điện tử, viễn thông, thiết bị mạng máy tính.
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi mới tốt nghiệp:
- Lắp ráp thiết bị điện tử.
- Thiết kế, lắp ráp mạch điện tử.
- Lắp đặt cáp và các thiết bị điện tử, mạng internet.
- Lắp đặt hệ thống an ninh.
- Lắp đặt hệ thống giám sát và báo động.
- Xác lập phần mềm trên thiết bị và mạng máy tính.
- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị điện tử.
- Sửa chữa, khắc phục sự cố thiết bị điện tử, truyền thông.
- Phát triển chương trình, giải pháp kỹ thuật cho thiết bị điện tử.
- Cung ứng dịch vụ điện tử, truyền thông.
Sự nghiệp lâu dài:
- Quản đốc trong các nhà máy sản xuất thiết bị Điện tử, Viễn thông.
- Chuyên gia tư vấn kỹ thuật kinh doanh thiết bị Điện tử, Viễn thông.
- Quản lý, điều hành việc bảo trì thiết bị tại các hộ thuê bao, trạm thu phát sóng, tổng đài, mạng máy tính.
- Quản lý nhóm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, khai thác sản phẩm mới thuộc lĩnh vực Điện tử, Viễn thông.
4. Thời gian đào tạo và cơ hội học nâng cao
Thời gian đào tạo: 3 năm, tuy nhiên chương trình học cho phép sinh viên có cơ hội học vượt để có thể rút ngắn thời gian đào tạo còn từ 2 – 2,5 năm.
Đặc biệt, sinh viên được phép học song ngành, tức có thể học bổ sung một số môn học để được cấp thêm chứng chỉ chính qui tương đương của một trong các ngành học sau: Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử, Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa, Điện công nghiệp.
Được phép học liên thông sau khi tốt nghiệp với tất cả các trường đại học trên cả nước (được phép đào tạo liên thông) với chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông; Công nghệ kỹ thuật Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật máy tính.
5. Nội dung chương trình
Sinh viên chuyên ngành CNKT Điện tử, Truyền thông được đào tạo với khung chương trình giảng dạy được tóm tắt cơ bản như sau:
6. Cơ sở vật chất (các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành)
Các phòng thí nghiệm, các xưởng thực hành phục vụ cho ngành CNKT Điện tử, Truyền thông với trang thiết bị được cập nhật hàng năm theo xu thế công nghệ đang áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới:
7. Các hoạt động và thành tích nổi bật của ngành
Hàng năm, Khoa và Bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động Đoàn đội, các cuộc thi tay nghề, hội trại truyền thống, mùa hè xanh, và các cuộc thi chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
Từ năm 2010 đến nay, tập thể giảng viên và sinh viên của ngành đã chủ trì và là thành viên nghiên cứu của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, đề tài NCKH cấp Trường, nhiều bài báo quốc tế. Giảng viên của bộ môn luôn liên tục cập nhật kiến thức mới, không ngừng tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư nghiên cứu khoa học nhằm liên tục nâng cao trình độ cá nhân, đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học tập, sáng tạo trong một một môi trường chuyên nghiệp và năng động. Đồng thời, sinh viên của chuyên ngành luôn được khuyến khích năng động trong học tập và cuộc sống, hoàn thiện kỹ năng chuyên môn, đam mê nghiên cứu khoa học, và trau dồi các kĩ năng mềm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Bản quyền 2023 © Trường Cao Đẳng Công Thương Thành Phố Hồ Chí Minh. Design by ASCVN.com.vn