Công Nghệ Kỹ Thuật Điện, Điện Tử (Giảm 70% học phí)

I. Tổng quan về ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử

Các thiết bị điện trong công nghiệpdân dụng được thiết kế, chế tạo, lập trình bởi ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử. Các thiết bị điện trong dân dụng: smart tivi, điện thoại, máy giặt, nhà thông minh, robot thông minh; các thiết bị trong công nghiệp: Robot, máy sản xuất, dây chuyền sản xuất, thang máy…

Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử  là ngành học thiết kế, chế tạo và lập trình các bộ điều khiển (“bộ não”) các thiết bị.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử trang bị cho sinh viên kiến thức về mạch điện - điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình điều khiển các máy móc và dây chuyền sản xuất công nghiệp.

Hiện nay, ngành Công nghệ Kỹ thuật Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, trường Cao đẳng Công Thương Tp.HCM được xây dựng với 100 tín chỉ  trong đó thời lượng thực hành tại Trường hoặc tại doanh nghiệp chiếm đến 70% thời gian.

Mục tiêu đào tạo

  • Đào tạo sinh viên có kiến thức vững chắc về ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, học đi đôi với thực hành.
  • Chú trọng phát triển kỹ năng mềm, giao tiếp ngoại ngữ và tin học để làm việc.
  • Rèn luyện thái độ và đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp.

II. Chương trình đào tạo

  • Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử được thiết kế phù hợp với trình độ của các bạn sinh viên cao đẳng và nhu cầu của xã hội. Chương trình có tính ứng dụng, bám sát thực tiễn, sinh viên có nhiều thời gian để học thực hành (đến 70% lượng thời gian học), giao lưu cùng các chuyên gia, doanh nghiệp.
  • Thời gian đào tạo: 3 năm, tuy nhiên chương trình học cho phép sinh viên có cơ hội học vượt để có thể rút ngắn thời gian đào tạo còn từ 2 – 2,5 năm.
  • Đặc biệt, sinh viên được phép học song ngành, tức có thể học bổ sung một số môn học để được cấp thêm chứng chỉ chính quy tương đương của một trong các ngành học sau: Điện công nghiệp, Tự động hóa, Điện tử truyền thông, cơ điện tử.
  • Được phép học liên thông sau khi tốt nghiệp với tất cả các trường đại học trên cả nước (được phép đào tạo liên thông) với chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Cơ-Điện tử hoặc các ngành như (học bổ sung một số môn chuyển đổi): Điện công nghiệp, Điện tử truyền thông.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ: Tổng cộng 100 tín chỉ, với 38 môn học được phân bổ chi tiết như sau:

Media\1_HITCTS\FolderFunc\202407\Images/ctdt-20240701015635-e.png
Media\1_HITCTS\FolderFunc\202407\Images/thuctedoanhnghiep-20240701015637-e.png

III. Cơ sở vật chất

Để đáp ứng kỹ năng nghề cho sinh viên ngành Kỹ thuật Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Nhà trường đã đầu tư nhiều phòng thực tập với trang thiết bị được cập nhật hàng năm theo xu thế công nghệ đang áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới  để đảm bảo chuẩn đầu ra cho các em sinh viên. Dưới đây là các phòng thực tập tiêu biểu:

  1. Phòng thực tập Điện cơ bản
  2. Phòng thực tập Điện tử cơ bản
  3. Phòng thực tập Trang bị điện
  4. Phòng thực tập kỹ thuật số
  5. Phòng thực tập Vi điều khiển
  6. Phòng thực tập Điện tử công suất
  7. Phòng thực tập PLC cơ bản
  8. Phòng thực tập PLC nâng cao
  9. Phòng thực tập Lập trình và vận hành robot công nghiệp
  10.  Phòng thực tập Lập trình điều khiển thiết bị trên điện thoại di động
  11.  Phòng thực tập Khí nén – Thủy lực
  12.  Phòng thực tập Chuyên đề kỹ thuật cảm biến
Media\1_HITCTS\FolderFunc\202407\Images/plccoban-20240701015640-e.png
Media\1_HITCTS\FolderFunc\202407\Images/phongthuctapdientucoban-20240701015641-e.png
Media\1_HITCTS\FolderFunc\202407\Images/phongdientucongsuat-20240701015641-e.png

 

IV. Các hoạt động và thành tích nổi bật của ngành

Hàng năm, Khoa và Bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động Đoàn đội, các cuộc thi tay nghề, hội trại truyền thống, mùa hè xanh, và các cuộc thi chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Giảng viên của bộ môn luôn liên tục cập nhật kiến thức mới, không ngừng tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư nghiên cứu khoa học nhằm liên tục nâng cao trình độ cá nhân, đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học tập, sáng tạo trong một một môi trường chuyên nghiệp và năng động. Đồng thời, sinh viên của chuyên ngành luôn được khuyến khích năng động trong học tập và cuộc sống, hoàn thiện kỹ năng chuyên môn, đam mê nghiên cứu khoa học, và trau dồi các kĩ năng mềm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Trong quá trình đào tạo sinh viên ngành Kỹ thuật Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử đã tham gia liên tục “Hội thi HS-SV giỏi nghề” từ 2018 đến 2024 và đạt được những thành tích nổi bật như:

Năm 2018-2019: sinh viên đạt 01 giải ba, 01 khuyến khích Kỳ thi Kỹ năng nghề cấp Bộ do bộ Công thương tổ chức.

Năm 2019-2020: sinh viên đạt 01 giải nhất, 01 giải ba, 01 giải khuyến khích “Hội thi HS-SV giỏi nghề Tp.HCM” do sở LĐ&TBXH TP.HCM tổ chức.

Năm 2021-2022:  sinh viên đạt 01 giải ba “Hội thi HS-SV giỏi nghề Tp.HCM” do sở LĐ&TBXH TP.HCM tổ chức.

Năm 2022-2023:  sinh viên đạt 01 giải nhì, 01 giải ba, 01 giải khuyến khích “Hội thi HS-SV giỏi nghề Tp.HCM” do sở LĐ&TBXH TP.HCM tổ chức.

Năm 2023-2024:  sinh viên đạt 01 giải ba, 01 giải khuyến khích, “Hội thi HS-SV giỏi nghề Tp.HCM” do sở LĐ&TBXH TP.HCM tổ chức.

Media\1_HITCTS\FolderFunc\202407\Images/hocbong-20240701015640-e.png
Media\1_HITCTS\FolderFunc\202407\Images/svgioinghe-20240701015639-e.png
Media\1_HITCTS\FolderFunc\202407\Images/robofight-20240701015639-e.png
Media\1_HITCTS\FolderFunc\202407\Images/kynangnghe-20240701015638-e.png
Media\1_HITCTS\FolderFunc\202407\Images/hoithao-20240701015638-e.png
Media\1_HITCTS\FolderFunc\202407\Images/duaxe-20240701015637-e.png
Media\1_HITCTS\FolderFunc\202407\Images/gioinghe-20240701015636-e.png

V. Cơ hội việc làm

  1. Sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

  • Lắp ráp bảo trì các sản phẩm điện tử.
  • Thiết kế và thi công các loại bo mạch điện tử, bộ điều khiển phục vụ cho các yêu cầu phát sinh từ thực tế.
  • Bảo trì, sửa chữa và vận hành các thiết bị Công nghiệp (trong nhà máy sản xuất), thiết bị điện tử dân dụng.
  • Lập trình các phần mềm điều khiển trên máy tính và điện thoại.
  • Vận hành, bảo dưỡng các máy móc thiết bị trong công ty.
  • Tư vấn và kinh doanh thiết bị Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và dịch vụ Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử.
  1. Về lâu dài
  • Thiết kế, thi công, quản lý và điều hành việc bảo trì hệ thống Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử,
  • Chuyên gia tư vấn kỹ thuật, kinh doanh thiết bị Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, điện và điện tử.
  • Quản đốc trong các nhà máy sản xuất.
  • Có khả năng học lên bậc học cao hơn (Đại học, Thạc sĩ).

Xem thêm Ngành Điện Tử Công Nghiệp

Liên kết doanh nghiệp

toogle